Cây Duyên tùng Đài Loan : Thân màu  nâu xám, da sần sùi, có nhiều vết nứt (nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ), lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng (nên khó uốn chi), cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo.

- Duyên tùng Đài Loan là chủng loại đẹp, Lá nhỏ, ngắn, búp lá đều và đẹp. Được chọn lọc làm Bonsai nhiều ở Đài Loan. Được nhập về Việt Nam để làm Bonsai và cây sân vườn.

Lá cây phát triển thành từng búi lá, nếu vị trí lá có đầy đủ nắng gió thì lá cây ổn định ở hình dạng lá vảy, còn nếu lá ở trong mát (hoặc ở dưới tán lá khác), Khi mới nhân giống hoặc khi vào kẽm, cắt tỉa...  thì lá cây sẽ phát lá gai để hút được nhiều nước và phát triển. Đây là quá trình phát triển bình thường của cây.
 

Một cây duyên tùng Đài Loan  lớn được nhập về Thái Nguyên

 

Nhân giống:

- Chiết cành: Áp dụng đối với những cành lớn. Nếu chiết thời gian tiên hành tốt nhất vào tiết đông chí (giữa mùa đông) và cắt vào mùa xuân
- Giâm cành: Chọn những  đọt bằng chiếc đũa trở xuống.Thời điểm tiến hành vào mùa phát triển (miền bắc là mùa xuân). Ta cắt đọt ở vị trí màu xám của vỏ cây. Sau đó chấm thuốc kích thích ra rễ và ươm vào khay cát hoặc đất Akadama loại 1-3mm. Để trong môi trường lưới lan, Sau khoảng 5-6 tháng là có thể tách trồng.

Loại thuốc kích thích ra rễ của Nhật mình sử dụng

 


- Ngoài ra nếu muốn nhân giống với số lượng lớn ta có thể dùng phương pháp giâm ngọn: Chọn những ngọn hơi già, chấm thuốc kích thích ra rễ và giâm trong khay cát.

Đất trồng:

Đảm bảo tơi xốp, nhiều lỗ thoáng, theo kinh nghiệm nhiều người thường dùng hỗn hợp xỉ than tổ ong, đất Akadama Nhật Bản, Pumice ....

Ánh sáng:

Cần nhiều ánh nắng và gió để cây phát triển tốt

- Rễ Duyên tùng Đài Loan có nhiều nấm cộng sinh do đó khi đánh chuyển nên lấy 1 ít đất cũ để trồng.

Nhận xét