Trong giai đoạn này, tôi sẽ tập trung nói về phòng bệnh cho cây cối. Qua những gì tôi biết được, các bạn ở VN, nhất là miền nam VN, đang gặp quá nhiều vấn đề về cây. Nhìn thấy vườn thông đen xơ xác với các cây yếu bệnh, chết, mà lòng đau như cắt vậy! Chơi bonsai, tôi thấy điều quan trọng nhất không phải là tạo dáng cây cho đẹp, mà là giữ sao cho cây khỏe mạnh. Cây khỏe mạnh thì chủ cây mới có thể tác động lên cây (uốn bẻ, v.v..) một cách an toàn và hiệu quả. Nếu cây không khỏe, mà lại cứ chăm chăm uốn nắn cho cây, thì chắc chắn không chóng thì chầy, cây sẽ ngày càng suy sụp! Dự phòng bệnh thật là quan trọng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh gấp nhiều lần.


Một trong các cách phòng bệnh là kiểu cách tưới nước! Tưới nước tưởng dễ mà không dễ! Nếu không cẩn thận khi tưới, nước sẽ là nguồn gây bệnh cho cây. Lý do: nước làm tăng độ ẩm trong vùng tưới. Tăng độ ẩm + nóng + bí + không ánh nắng trời - nhiễm nấm (nhiều phần), nhiễm khuẩn (ít phần).
Nếu dùng cần tưới (water wand) quá ngắn và đầu tưới đường kình quá to (nozzle), rất nhiều khả năng người tưới cây sẽ tưới chụp lên tán lá cây. Ai để cây thấp dưới đất sẽ nhiều khả năng gặp trường hợp này! Dù sao, nếu để cây trên kệ cao, mà người tưới có thói quen “xấu” tưới phủ trên đầu cây (tôi thấy rất nhiều người tưới kiểu này, ngay cả các người chơi bonsai lâu năm), thì cũng sẽ gặp vấn đề tương tự! Tưới phủ đầu cây, khi trời sắp hết nắng, với cây rậm rạp, vô tình tạo một môi trường quá thuận lợi cho nấm bệnh phát triển!!!
Dưới đây là các bộ đồ tưới cây của tôi

 Khi tưới nước, cần giữ lưng thẳng. Đây là một yếu tố cần để ý để tránh bệnh đau lưng sau này. Bởi thế, dùng cần tưới dài cho tốt

Không nên tưới lên tán cây như vậy

Nên tưới như hình bên dưới

Tưới thế nào cho đủ nước ?

Tưới tới khi nào thấy nước thoát ra dưới đáy chậu. - Tưới nhiều hay ít trong ngày, tùy theo chất trồng. Vùng tôi ở rất nóng và khô, nhưng chỉ cần tưới một lần mỗi ngày vào mùa hè. Mùa đông, vài ngày mới tưới một lần. Nói chung, quan sát chất trồng trên mặt chậu sẽ biết khi nào cần tươớ.- Đất cần thoáng và giữ ẩm để rễ phát triển tốt. Tùy vùng khí hậu, mà xử dụng chất trồng sẽ khác nhau. - Đối với cây lá kim, biểu hiện mất nước cấp tính sẽ không thể biết được, trừ khi tược non vẫn còn. Cây lá rộng thì dể biết mất nước hơn. Ngoài ra, quan sát chất trồng bề mặt, cũng có thể cho khái niệm cây dư nước. Nếu thâý rêu mọc xanh trên mặt ở một vùng nào đó, chắc chắn vùng đó dư nước

Tác giả: Bonhe Hoang

Nhận xét