Hầu hết những cây lá bản và lá kim vốn có một vòng luân chuyển Auxin. Đó là một loại kích thích tố ra lệnh cho chồi lá phát triển, hoặc ra lệnh cho rễ phát triển. Chất kích thích này được chồi lá tiết vào nhựa luyện gửi xuống rễ, cho phép tế bào rễ phát triển. Và từ tế bào rễ, chất kích thích khác hòa vào nhựa nguyên đưa lên chồi lá, ra lệnh cho chồi lá phát triển.

Nếu ở một số cây lá bản, vòng luân chuyển này có thể bị chậm lại trong một khoảng thời gian (do mất rễ, mất lá, thời tiết nóng hay lạnh quá), sau đó, gặp điều kiện thuận tiện, vòng luân chuyển Auxin lại tiếp tục theo sức chuyển động của nhựa trong thân cây (cây bung đọt lá, rễ thức giấc làm việc…) Riêng với cây Thông đen (và các loại lá Kim), chúng không chấp nhận vòng luân chuyển Auxin bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì. Hễ có sự gián đoạn, khu vực gián đoạn bị cắt đứt liên lạc với thân ngay lập tức. Nghĩa là, cành nào bị thương nặng ở mạch tải nhựa (do uốn bẻ) hoặc không đủ lá hoặc mất hết lá, sẽ đi đến tử vong. Nếu sự việc xảy ra ở rễ (một phần hay toàn phần) mà không kịp thời có rễ mới, cũng sẽ gây chết một phần hoặc toàn phần các cành liên hệ.

Cũng may mắn là, với Thông đen, hiện tượng phân mạch của các nhánh với thân và rễ không quá khắt khe như ở nhóm Tùng Bách (Cupressus ). Do đó nếu 1/4 tổng số rễ ở một mặt của cây thông bị mất chóp rễ, khả năng phục hồi chóp rễ của 1/4 này thường là kịp thời cứu được phần cành tương ứng. (Ở nhóm Tùng Bách, đôi khi không kịp, thường gây chết cành vì nhóm mạch phân bố cho từng cành thường hoạt động riêng rẽ). Tóm lại, nguyên tắc: vòng luân chuyển Auxin ở Thông đen Nhật Bản cần được giữ mức hơn 75%. Mức vòng luân chuyển auxin trên 75% sẽ giúp cây Thông an toàn phát triển (tức là không được cắt quá 1/4 rễ).

Mối liên quan giữa góc mở của lá và chu kì phát triển của cây

Góc độ của lá thông non đối với trục chồi lá (candle) là một dấu hiệu quan trọng để biết cây đang ra rễ mạnh hay ra lá mạnh. Quan sát góc độ này, các bạn biết ngay sức phát triển của cây Thông đang ở giai đoạn nào. Dĩ nhiên, mỗi cành, mỗi khu vực trên các cành cây Thông có mức biểu hiện khác nhau do ảnh hưởng ánh nắng ở 4 hướng Đông Tây Nam Bắc khác nhau và hệ rễ ở các phía khác nhau.

Tuy nhiên, các bạn có thể nên nhìn vào mức phát triển tương đối ở những cành thứ nhì – là trung bình của khu vực đỉnh (mạnh nhất) và khu vực cành thấp nhất (yếu nhất) để ước đoán. Tức là nhìn vào góc độ xòe lá của nhóm đọt chồi ở khu vực giữa cây để đoán cho toàn cây. 

Ký hiệu α (Anpha) để chỉ góc hợp giữa lá và chồi

Trong 4 giai đoạn phát triển của chồi đọt lá, các bạn sẽ thấy góc Alpha biến động ở 4 góc độ tương ứng: 0 độ, 15 độ, 30 độ và 45 độ.

Nến thông đang trong giai đoạn phát triển chiều cao.

Góc mở của lá khoảng 10 độ.

Góc mở của lá khoảng 30 độ

Góc mở của lá khoảng 45 độ. Khi góc alpha = 45 độ, các bạn cần để ý một điểm khá quan trọng. Ở góc alpha = 45 độ, nếu ngọn đỉnh đọt chồi chưa thấy dấu hiệu của đọt chồi non thì có nghĩa là đọt chồi cũ vẫn còn trong giai đoạn phát triển.

Từ đó, ta có thể tổng kết các giai đoạn phát triển của thông đen qua góc mở của lá thành bảng dưới đây: 

 

Chu kỳ phát triển của thông đen qua 4 giai đoạn

theo: http://bonsaininhbinh.com

Nhận xét